Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

BÀI PHÁT BIỂU Tại hội nghị tổng kết 13 năm xây dựng và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản (năm 2012)


BÀI PHÁT BIỂU
Tại hội nghị tổng kết 13 năm xây dựng và hoạt động
của Tổ nhân dân tự quản (năm 2012)
˜˜ µ ™™

Kính thưa: - Quý lãnh đạo
                                      - Quý vị đại biểu và toàn thể hội nghị

Được sự cho phép của Ban Tổ chức hội nghị, tôi xin thay mặt bà con Tổ nhân dân tự quản số 9 khu phố 2 – thị trấn Ba Tri có một số ý kiến phát biểu trong hội nghị hôm nay như sau:
Kính thưa quý đại biểu và toàn thể hội nghị!
Tổ nhân dân tự quản số 9 khu phố 2 – thị trấn Ba Tri có 28 hộ với 110 nhân khẩu, trong đó hơn 70% hộ khá, giàu; đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất, kinh doanh và mua bán nhỏ, tất cả các hộ đều nằm liền kề trên một dãy phố của địa bàn dân cư tập trung. Ban quản lý tổ có 3 thành viên hoạt động ổn định hơn 10 năm qua.
Được sự lãnh đạo của Chi bộ khu phố 2 và Trưởng khu phố cùng với sự hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và Công an Thị trấn, hơn 10 năm qua Tổ chúng tôi sinh hoạt đều đặn và trở thành nề nếp, hàng tháng duy trì chế độ sinh hoạt tổ đúng ngày, số lượng tổ viên tham dự từ 90% trở lên, các trường hợp vắng sinh hoạt đều có báo cáo lý do chính đáng với bà con trong Tổ, 100% hộ gia đình thuộc Tổ được công nhận Gia đình văn hóa, hầu hết các hộ đều giữ vững và có nâng chất các thiết chế văn hóa gia đình góp phần cùng khu phố 2 giữ vững danh hiệu Khu phố văn hóa kiểu mẫu.
Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của tổ nhân dân tự quản tại địa bàn dân cư do đó Ban quản lý tổ luôn chủ động sinh hoạt và cùng bà con chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương cũng như quy ước của khu phố, góp phần xây dựng môi trường lành mạnh ở khu dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hằng năm bà con thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân như: thuế, tuyển quân và tích cực đóng góp xây dựng giao thông, quỹ vì người nghèo và các phong trào khác của địa phương.
Nhờ duy trì chế độ sinh hoạt và nắm chắc tình hình trong tổ viên nên kịp thời phát hiện những mâu thuẫn trong nội bộ tổ viên, từ đó chủ động tổ chức hòa giải giúp cho tình đoàn kết giữa các hộ gia đình ngày càng gắn bó hơn. Ban quản lý tổ thường xuyên thăm hỏi, gặp gỡ, tiếp xúc, giám sát, nhắc nhở những sơ hở, thiếu thận trọng trong quản lý tài sản từ đó tình hình an ninh trật tự trong tổ luôn ổn định và an toàn.
Trên cơ sở các tài liệu và thông tin được cấp trên cung cấp hàng tháng, Ban quản lý tổ đều thông báo cụ thể để nhân dân rõ qua đó tổ chức thực hiện. Mặt khác nhắc nhở đề cao cảnh giác với các loại tội phạm, tham gia đấu tranh ngăn ngừa các loại tệ nạn xã hội, nhất là quan tâm quản lý con em chặt chẽ từ đó trong tổ không có thành viên vi phạm pháp luật cũng như vướng vào các tệ nạn xã hội.
Tổ nhân dân tự quản là tổ chức của dân cư, hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ và đồng thuận giữ vai trò nồng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, nên hơn 10 năm qua Tổ chúng tôi biết phát huy tinh thần tự quản, tự quyết của quần chúng. Tất cả mọi công việc đều được bà con thảo luận biểu quyết, nhất là công tác bình nghị, bình xét các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của bà con, từ đó làm cho bà con tin tưởng và góp sức xây dựng Tổ ngày càng vững mạnh.
Hàng tháng trong sinh hoạt có nhận xét đáng giá chấm cờ thi đua, thu quỹ tổ và công khai minh bạch nên được bà con an tâm. Nhiều năm liền tổ chúng tôi được công nhận hoạt động mạnh và nhận được nhiều giấy khen của chính quyền các cấp.
Kính thưa Quý đại biểu và toàn thể hội nghị!
Tổ tự quản là nơi tập hợp bà con thuận lợi nhất để tuyên truyền, phổ biến vận động thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, đồng thời cũng là nơi để bà con bày tỏ tâm tư nguyện vọng với chính quyền, do đó tổ vững mạnh, sinh hoạt đều, bà con tham dự đủ là những điều kiện cơ bản góp sức cùng địa phương thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững phong trào, duy trì và nâng chất sinh hoạt tổ để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của thị trấn Ba Tri trong thời gian sắp tới.
Kính chúc Quý đại biểu và toàn thể hội nghị dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Trân trọng cảm ơn.


Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Phương án phòng chống tai họa cho thư viện


Đề tài: Lập phương án phòng chống tai họa tại thư viện đang công tác.

I.                  Giới thiệu về Thư viện trường trung học cơ sở An Hiệp Ba Tri
1.     Cơ cấu tổ chức
Ban giám hiệu là người trực tiếp chỉ đạo bộ phận thư viện
Thủ thư là người trực tiếp làm tất cả các công việc trong thư viện
2.     Lịch sử hình thành
-         Lịch sử hình thành thư viện: tiền thân là thư viện trung học An Hiệp bao gồm trường cấp 1 và 2. Năm 2003 trường cấp 2 tách ra riêng và đổi tên thành thư viện trường trung học cơ sở An Hiệp
-         Quá trình phát triển: Sau khi tách ra thì năm 2008 thư viện tiến hành đầu tư và đạt tiêu chuẩn theo quyết định số 01 của Bộ giáo dục và đào tạo.
3.     Vai trò nhiệm vụ.

- Vị trí chức năng
Thư viện THCS An Hiệp là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Phòng giáo dục và đào tạo Ba Tri có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản có nội dung giáo dục, giảng dạy, tham khảo,... phù hợp với mục tiêu sư phạm. Thư viện được nhà trường cấp kinh phí hàng năm để bổ sung tài liệu và thực hiện các hoạt động phong trào trong năm học.
- Các hoạt động chính
Ø     Phục vụ đọc tại chỗ
Ø     Cho mượn về nhà
Ø     Giải đáp thông tin trực tiếp
Ø     Triển lãm sách, báo theo chuyên đề
Ø     Sao chụp, in ấn tài liệu
Ø     Biên soạn thư mục theo yêu cầu của giáo viên
Ø     Tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách
Ø     Huấn luyện đội tuyển kể chuyện theo sách tham dự các cuộc thi kể chuyện cấp Huyện, Tỉnh
4.     Cơ sở vật chất
     Thư viện nằm ở tầng 1 ngay trung tâm của trường nên rất thuận tiện cho giáo viên và học sinh đến sử dụng thư viện
     Thư viện có diện tích 200m2 là một phòng kết hợp giữa kho sách, phòng nghiệp vụ, phòng phục vụ bạn đọc.
5.     Nguồn lực thông tin
Ø     Tổng số sách của thư viện là 11.743 quyển với 5600 tên sách
Ø     Thư viện có 4 loại sách được sắp xếp trên 4 dãy kệ khác nhau:
Ø     Sách giáo viên: chỉ cho giáo viên mượn
Ø     Sách tham khảo: mọi bạn đọc đều có thể mượn
Ø     Sách giáo khoa: mọi bạn đọc đều có thể mượn
Ø     Sách thiếu nhi: mọi bạn đọc đều có thể mượn

II.               Những mối đe dọa
Tài liệu là những sản phẩm vật chất rất dễ bị xâm hại và hư hỏng cho dù chúng có được cấu thành từ bất cứ chất liệu gì đi nữa thì các yếu tố khách quan như ánh sáng, tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm, sự xâm nhập của côn trùng, nấm mốc, thảm hoạ tự nhiên, các tác nhân hoá học đều có thể gây ra gây hư hại đến tài liệu. Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan như việc sử dụng tài liệu chưa đúng cách, di chuyển kho tàng, bảo quản tài liệu không hợp lí thì cũng đều ảnh hưởng và làm hư hại tài liệu.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu, các tai họa có thể xảy ra cho thư viện:

1. Bản chất của tài liệu và nguyên nhân hư hỏng bên trong giấy
Bản chất của giấy là 1 khối cellulose kết chặt, nguồn cung cấp celulose là lanh, đay, gai, dầu, chuối, mía, rơm, tre, gỗ hoặc các loại sợi khác.
Cùng với sự phát triển việc sử dụng tài liệu, nhu cầu sử dụng giấy, con người đã không ngừng tìm ra các vật liệu thay thế cho các nguyên liệu làm giấy.
Giấy được sản xuất bằng máy từ năm 1830 và các loại giấy được sản xuất theo phương pháp công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng dẫn đến việc dùng các loại cellulose có sợi ngắn - ảnh hưởng đến chất lượng giấy. Các thớ gỗ có chất lignin và hóa chất đã làm giấy có màu nâu - Dùng chất tẩy bằng hóa chất sẽ ảnh hưởng đến độ bền của giấy - gây hư hỏng.
Tóm lại: sách, báo được làm từ giấy - giấy tạo nên từ cellulose, trong quá trình sản xuất người tra thường dùng axit để làm trắng giấy. Trong giấy có hàm lượng axit nhất định, bởi vậy dưới tác động của không khí và độ ẩm tương đối làm giấy bị phân hủy
Mực, màu cũng làm từ hóa chất, với thời gian mực, màu sẽ bị phai. Băng từ sau một thời gian sử dụng từ tính sẽ bị giảm sút vì vậy những thông tin lưu trữ sẽ không còn ngyên vẹn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng, các chất bẩn dạng khí và dạng rắn đều có thể gây ra các phản ứng làm thoái hoá tài liệu. Bản chất hoá học, cơ học và sinh học của các loại phản ứng này có thể thay đổi các loại tài liệu khác nhau.
Đa số các loại tài liệu trong thư viện có bản chất hữu cơ và chính bản chất đó đã gây nên hư hỏng. Quá trình đó diễn ra từ từ nhưng không thể không ám ảnh. Sự gia tăng hư hỏng tài liệu được xác định không chỉ bởi tính chất ổn định về mặt hoá học bên trong như đã đề cập ở trên mà còn do các ảnh hướng bên ngoài
- Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối là tác nhân của sự phá hủy về mặt vật lý, hóa học.
Tính chất vật lý của hầu hết các vật liệu bị thay đổi do có sự thay đổi của nhiệt độ. Những thay đổi này làm cho tài liệu co lại hoặc giãn ra một cách nhanh chóng hoặc t từ, làm thay đổi về mặt cơ học dẫn đến sự biến dạng của tài liệu.Vì vậy, nhiệt độ cần phải được kiểm soát để giảm bớt sự hư hỏng tài liệu.
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao còn kích thích sự phát triển của nấm mốc tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc gây hại, côn trùng gặm nhấm.
Các phản ứng hóa học xảy ra một phần cũng do yếu tố nhiệt độ. Một lưu ý về hóa học tác động trên tài liệu là phản ứng hóa học tăng lên gấp đôi mỗi khi nhiệt độ tăng 10oC. Vì vậy, nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học tăng: thủy phân, oxi hóa… làm cho tài liệu hư hỏng nhanh - Giấy sẽ bị ố vàng, giòn, chất kết dính bị rã, từ tính, quang hóa thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượg của tài liệu.
Độ ẩm tương đối cao và nếu việc thông gió kém sẽ dẫn đến ẩm ướt, nấm mốc có điều kiện phát triển, gây hư hỏng về vật lý và hóa học của tài liệu.
- Các yếu tố liên quan đến ánh sáng
Tác động của ánh sáng là tác động tích tụ. Hư hỏng do phơi tài liệu ra ngoài ánh sánh mạnh trong một thời gian ngắn cũng bằng ra ngoài ánh sáng yếu trong một thời gian dài.
Nguồn ánh sáng thấy được và tia hồng ngoại như ánh mặt trời và đèn bóng tròn thì tạo sức nóng, sự tăng nhiệt độ sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến độ ẩm tương đối.
Ánh sáng ban ngày có nhiều tia tử ngoại vì vậy cần phải có các lọc ánh sáng.
- Các chất bẩn trong không khí
Cùng với hơi nước, khí quyển còn chứa nhiều loại khí và các chất bẩn rất có hại cho tài liệu thư viện, các chất bẩn dạng khí như các sản phẩm phụ của than, dầu, xăng gây ra những thiệt hại đáng kể cho tài liệu thư viện. Các chất bẩn dạng khí tác dụng với hơi ẩm trong không khí tạo ra các axit yếu gây hư hại cho giấy. Các chất bẩn dạng rắn thì kích thích hoạt động sinh học. Chúng dính vào giấy và biến đổi tính axit của chúng, đặc biệt trong môi trường ẩm.
Ngoài ra chất bẩn không khí dạng rắn còn bám vào bề mặt tài liệu gây trầy, rách tài liệu
- Các tác nhân có nguồn gốc sinh học: nấm mốc, côn trùng, các loài gặm nhấm tác nhân chính gây hư hỏng cho tài liệu thư viện. Chúng trốn ở những nơi bẩn, thiếu thông gió và rác rưi, nơi mà nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiều cơ thể sống tìm kiếm thức ăn ở vật liệu hữu cơ chết như giấy, da.
Ø     Vi khuẩn: hoạt động của vi khuẩn trên tài liệu của thư viện gây ra hàng loạt các tình trạng không mong muốn như mùi mốc, các dấu mờ, mất đi độ vững chắc, mất nước, giảm đi độ mềm dẻo, phai mầu, biến dạng
Ø     Côn trùng: gây ra những thiệt hại rộng lớn và không thể bù đắp được đối với tài liệu truyền thống của thư viện. Các loại côn trùng thường thấy là mối, gián, nhậy, rận sách, các loại bọ cánh cứng.
Ø     Nhậy: là những côn trùng nguyên thủy, cũng gây ra những nguy hại nghiêm trọng
Ø     Gián: Chúng gây ra những hư hỏng, xói mòn trên bề mặt tài liệu với các hình dạng bất định và gây ra những dấu vết không rõ lắm và khó ngửi
Ø     Rận sách: Sống hàng ngàn con trên các trang giấy của những cuốn sách mốc. Chúng gây ra những lỗ nhỏ trên mặt giấy với những hình thù không đồng nhất
Ø     Các loại gặm nhấm: như: dơi, chuột phá hủy tài liệu bằng nhiều cách: làm tổ, gây hỏa hoạn (mài răng vào dây điện), phá hoại đồ gỗ; phân và nước tiểu là chất ăn mòn, gây bẩn trên tài liệu.
Ø     Nguyên nhân do con người: xử lý, sử dụng không đúng cách.
Như trên đã nêu, tài liệu có thể bị hư hỏng do quá trình sản xuất ra chúng và cũng rất dễ bị hư hỏng một khi bị phơi bày trong môi trường không thích hợp. Thiệt hại tăng lên từ việc thiếu thận trọng, thiếu quan tâm, kể cả cố tình phá hoại của con người. Có thể kể ra hàng loạt các xử lí và sử dụng không đúng cách như: Sắp xếp tài liệu lên giá và lấy tài liệu không đúng cách, cầm nắm, mang, vác, lật giở, đóng gói, vận chuyển bất cẩn, mang đồ ăn thức uống vào khu vực có tài liệu, thậm chí là cả xé và ăn cắp sách... Rất đáng buồn là hiện nay có quá nhiều ví dụ về xử lí và sử dụng tài liệu một cách cẩu thả .
Việc ứng dụng công nghệ mới vào thư viện cũng gây ra hư hỏng tiếp tục ở đây, photocopy là một ví dụ rất rõ rệt.
Nói chung, thái độ của viên chức thư viện và người sử dụng thư viện là nguyên nhân khác dẫn đến hư hỏng tài liệu. Chứng cứ là tiêu chuẩn thấp mà các thủ thư áp dụng trong việc chăm sóc và xử lý vốn tài liệu. Cả viên chức thư viện lẫn người sử dụng đều rất ít quan tâm đến bản chất vật chất của tài liệu thư viện và không hiểu biết nhiều về sắp xếp kho và xử lý tài liệu theo cách làm giảm tối đa các hư hỏng.
- Tai họa: Tai họa bao gồm cả thiên tai và các tai họa do con người gây ra. Một tai họa có thể là hỏa hoạn, bão, lụt, giông, động đất, chiến tranh,... Tai họa bao quát một phạm vi rất rộng lớn từ những sự cố nhỏ cho đến các tai họa và hiểm họa thật sự. Tai họa không hề báo trước, xảy ra bất kì ở đâu và bất kì lúc nào. Tai họa gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Thiên tai ngày một tăng vì khí hậu thay đổi trong khi đó ý thức về phòng chống tai hoạ của con người lại không thay đổi cho phù hợp

III.           Phương án phòng chống
Để phòng chống những yếu tố gây họa cho sách thì thư viện phải có phương án sắp xếp lại kho sách cho phù hợp sửa lại những chỗ không phù hợp tron thư viện. Sau đây là một vài biện pháp nhằm phòng chống những tai họa cho thư viện
1.     Đảm bảo các yêu cầu an toàn của kho sách
Ø     Địa điểm xây kho
Địa điểm xây kho phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a Ở nơi khô ráo.
b. Có môi trường không khí trong sạch.
c. Địa chất công trình ổn định, có độ chịu tải cao.
d. Thuận lợi cho giao thông , bảo vệ, phòng cháy-chữa cháy và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu.
Ø     Quy mô kho
Để xác định tổng diện tích kho cần xây, cần xem xét số lượng tài liệu hiện có và kế hoạch thu tài liệu từ các nguồn nộp lưu vào kho trong khoảng 15-20 năm sau.
Ø     Tường kho
Tường kho và tường ngăn giữa các phòng kho phải có độ chịu lửa theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định (không xập đổ sau 4 giờ có cháy).
Tường kho phía ngoài phải bảo đảm cách nhiệt, chống nóng, chống ngấm nước mưa...
Ø     Cửa kho
Cửa kho phải chắc chắn, có khóa tốt.
Cửa kho phải mở cánh theo chiều từ trong ra ngoài.
Cửa sổ của kho phải bảo đảm chống đột nhập, chống ánh sáng chiếu trực tiếp và chống các loại côn trùng xâm nhập vào kho.
Ø     Hệ thống điện trong kho
Kho lưu trữ có 2 hệ thống điện riêng biệt: hệ thống điện làm việc trong kho và hệ thống điện bảo vệ ngoài kho. Cần có cầu dao chung cho toàn kho và cầu dao riêng cho mỗi tầng kho. Dây dẫn điện trong kho phải làm bằng cáp chì, đi ngầm. Đèn chiếu sáng trong kho dùng bóng đèn dây tóc và có lớp bảo vệ. Mỗi bóng có một công tắc riêng. Ổ cắm điện trong kho phải có nắp.
Ø     Hệ thống nước của kho
Ngoài nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, phải lắp hệ thống cấp nước phục vụ cho việc phòng và chữa cháy cho kho bao gồm: họng cấp nước, bể chứa nước, máy bơm nước... Không đặt đường ống cấp nước đi qua khu vực bảo quản tài liệu.
Hệ thống thoát nước phải bảo đảm tiêu thoát nhanh, kể cả trên mái và trên tường.
Ø     Chế độ nhiệt độ-độ ẩm
Trong kho tài liệu giấy cần duy trì chế độ nhiệt độ-độ ẩm 24 giờ trong một ngày đêm như sau:
- Nhiệt độ: 20 ± 2oC
- Độ ẩm: 50 ± 5%.
Ø     Chế độ ánh sáng
- Hạn chế đến mức tối đa ánh sáng tự nhiên chiếu trực tiếp vào tài liệu. Các cửa số cần có rèm che, màu đậm. Trong kho chủ yếu dùng ánh sáng đèn điện và chỉ dùng khi thật cần thiết, không bật điện thường xuyên trong kho.
- Độ chiếu sáng trên mặt tài liệu: ở trong kho là 15-25 lux, ở phòng đọc là 100 lux.
- Nên dùng các kết cấu chắn nắng (lam ngang) cho nhà kho.
Ø     Chế độ thông gió
- Luôn luôn duy trì lượng gió thông trong kho, với tốc độ: 5m/giây.
- Lưu lượng gió luân chuyển khoảng 1-8 lần thể tích trong kho một giờ.
- Trong trường hợp phải dùng lại những ngôi nhà hoặc các phòng làm việc cũ để làm kho bảo quản tài liệu thì phải cải tạo lại cho phù hợp với yêu cầu bảo quản an toàn tài liệu. Đặc biệt lưu ý tới tải trọng sàn, cần cải tạo lại cửa sổ, cửa ra vào, hệ thống điện, nước...
2.     Trang bị các trang thiết bị bảo quản
Ø     Phương tiện bảo quản
- Phương tiện chủ yếu được dùng trong kho lưu trữ là hộp, giá để bảo quản tài liệu. Các hộp, giá cần áp dụng theo tiêu chuẩn mới nhất do Cục Lưu trữ Nhà nước hướng dẫn.
- Kho lưu trữ chuyên dùng xây mới, nên sử dụng giá com-pắc.
Ø     Dụng cụ đo nhiệt độ-độ ẩm
- Mỗi phòng kho phải đặt một bộ dụng cụ đo nhiệt độ-độ ẩm tại trung tâm của phòng.
- Ngoài kho cần đặt một bộ dụng cụ đo nhiệt độ-độ ẩm ở nơi thoáng mát, để so sánh thời tiết trong và ngoài kho.
- Thường xuyên phải kiểm tra và làm vệ sinh các dụng cụ đo. Hàng năm phải kiểm định lại độ chính xác của mỗi dụng cụ đo đó.
Ø     Quạt thông gió
Quạt thông gió phải đảm bảo lưu thông không khí cho cả thư viện
Ø     Máy hút ẩm, máy điều hòa không khí
Số lượng và công suất của máy hút ẩm, máy điều hòa không khí tùy thuộc vào diện tích, độ kín của kho và vào yêu cầu duy trì chế độ nhiệt độ-độ ẩm để bảo quản tài liệu tại phòng
Cần trang bị đủ máy và các phương tiện đi kèm khác để bảo đảm các máy có thể hoạt động liên tục 24/24 giờ trong một ngày đêm.
Ø     Thiết bị phòng chống cháy
- Kho lưu trữ cần trang bị đủ các phương tiện, thiết bị phòng chống cháy để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tài liệu.
- Các dụng cụ và biện pháp chữa cháy thông thường như cát, bao tải, chăn dập lửa, bình bọt, hệ thống chữa cháy bằng nước... vẫn được dùng, nhưng chỉ dùng ở khu vực ngoài kho chứa tài liệu.
- Chữa cháy cho khu vực có tài liệu, chỉ được dùng loại bình khí CO2 hoặc loại bình bột tetraclorua cácbon.
Ø     Dụng cụ làm vệ sinh tài liệu
Trong kho cần trang bị đủ dụng cụ làm vệ sinh tài liệu như máy hút bụi, máy lọc bụi toàn kho hoặc các phương tiện làm vệ sinh thông thường khác
3.     Tổ chức tài liệu trong kho
Ø     Xử lý tài liệu trước khi nhập kho
- Tài liệu trước khi nhập kho phải được khử trùng, làm vệ sinh, kiểm tra lại sự chính xác giữa tài liệu và số liệu theo thống kê.
- Trước khi đưa vào bảo quản trong kho, tài liệu phải được xếp trong các hộp, trường hợp chưa có hộp thì phải xếp trong cặp ba dây hoặc có bao gói bên ngoài.
- Mỗi hộp, cặp phải dán nhãn, có ghi đầy đủ thông tin để thống kê và tra tìm.
Ø     Xếp tài liệu lên giá
- Tài liệu được xếp lên giá theo trật tự của số lưu trữ ghi trên hộp của mỗi phông lưu trữ. Nguyên tắc xếp lên giá là từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, trong mỗi khoang giá, theo hướng của người đứng xếp quay mặt vào giá.
- Trong toàn kho, tài liệu được xếp lên các mặt giá theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, theo hướng của người đi từ cửa vào kho.
Ø     Đưa tài liệu ra sử dụng
- Khi đưa tài liệu ra phục vụ khai thác, sử dụng, phải kiểm tra lại chất lượng và tình trạng địa vật lý của tài liệu. Những tài liệu bị hư hỏng nặng hoặc tài liệu quý hiếm, không cho độc giả sử dụng trực tiếp bản gốc.
- Tại phòng đọc, phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bảo vệ an toàn tài liệu.
Ø     Kiểm tra tài liệu trong kho
- Hàng năm phải kiểm tra lại số lượng và chất lượng của tài liệu trong kho. Kết quả của kiểm tra phải ghi thành văn bản, trong đó ghi rõ số lượng tài liệu đã có theo thống kê, số lượng tài liệu mới nhập thêm trong năm, số lượng tài liệu bị hư hỏng, số lượng tài liệu còn thiếu.
- Khi phát hiện thấy tài liệu bị hư hỏng, phải kịp thời đưa đi tu bổ, phục chế hoặc làm bản sao bảo hiểm.
4.     Các biện pháp kỹ thuật bảo quản
Ø     Chống ẩm
Để chống ẩm cho tài liệu cần áp dụng các biện pháp sau:
a) Thông gió: Dùng quạt hoặc mở cửa để thông gió tự nhiên chống ẩm cho tài liệu. Chỉ tiến hành thông gió, khi nhiệt độ trong kho không thấp hơn nhiệt độ ngoài kho là 5ºC. Khi mở cửa thông gió không để bụi, côn trùng, khí độc, ánh sáng... lọt thêm vào kho.
b) Dùng hóa chất hút ẩm: Có thể dùng silicagel để chống ẩm cho các hộp đựng tài liệu. Mỗi hộp dùng 2-3 gram, đựng chúng trong túi bằng vải phin hoặc vải xô màn. Sau 3 tháng phải lấy ra, sây khô ở 130ºC trong 6 giờ rồi dùng lại.
c) Dùng máy hút ẩm, máy điều hòa không khí chạy liên tục 24/24 giờ trong một ngày đêm.
Ø     Chống nấm mốc
          - Để phòng nấm mốc phát sinh phải thường xuyên quét chải, lau chùi làm vệ sinh tài liệu, các phương tiện bảo quản và kho tàng. Phải luôn luôn duy trì chế độ thông gió, chế độ nhiệt độ-độ ẩm tối ưu cho môi trường bảo quản tài liệu.
          - Khi phát hiện thấy nấm mốc, phải cách ly ngay khối tài liệu đó và áp dụng các biện pháp chống nấm mốc.
          - Không được đưa trực tiếp hóa chất diệt nấm mốc vào tài liệu, mà phải phun, quét, chải chất chống nấm mốc vào bìa, cặp, hộp, giá đựng tài liệu. Đối với tài liệu quý hiếm bị nấm mốc thì sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, tài liệu được kẹp giữa 2 tờ giấy thấm, đã tẩm hóa chất diệt nấm.
          - Các hóa chất chưa được kiểm nghiệm mức độ an toàn cho tài liệu, tuyệt đối không được dùng cho tài liệu.
Ø     Chống côn trùng
          -Để đề phòng chống côn trùng xuất hiện trong kho phái áp dụng các biện pháp ngăn chặn côn trùng vào kho; phải thường xuyên làm vệ sinh tài liệu, phương tiện bảo quản và kho tàng; phải khử trùng tài liệu trước khi nhập kho và định kỳ khử trùng trong kho (2 năm một lần).
          - Khử trùng thường dùng biện pháp xông khí.
          - Các hóa chất khử trùng cho tài liệu phải được Cục Lưu trữ Nhà nước và các cơ quan chuyên môn cho phép và hướng dẫn sử dụng.
Ø     Chống mối
          - Việc phòng chống phải được đề ra và tiến hành ngay khi bắt đầu xây kho lưu trữ.
          - Nếu thấy mối xuất hiện, xâm nhập vào kho, phá hoại tài liệu... phải liên hệ ngay với cơ quan chuyên chống mối để có biện pháp xử lý hữu hiệu, an toàn và lâu dài.
Ø     Chống chuột
          - Phải hạn chế đến mức tối đa khả năng xâm nhập của chuột vào kho (lưu ý các đường ống, đường cống, đường dây dẫn điện, ống thông hơi...)
          - Không để thức ăn trong kho chứa tài liệu.
          - Để diệt chuột thường dùng bẫy hoặc bả. Các loại bả bằng hóa chất phải thực hiện đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
5.     Tu bổ phục chế
Công tác tu bổ phục chế là rất quan trọng. Khi tài liệu sắp hỏng ta cần tu bổ phục chế ngay giúp tài liệu tăng tuổi thọ sử dụng

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Cách ngăn ngừa nhiễm virus iKee cho iPhone


Cách ngăn ngừa nhiễm virus iKee cho iPhone

Vậy là chiếc điện thoại iPhone đã không còn hoàn toàn miễn nhiễm với virus (kể từ khi iKee xuất hiện). Thế nhưng cách đối phó với virus này rất đơn giản. Một là không jailbreak điện thoại của bạn để cài các phần mềm đã bẻ khóa, tuy nhiên điều này có vẻ khó đối với phần lớn người dùng iPhone. Cách thứ hai rất đơn giản, chỉ cần bỏ ra 3 phút để làm theo hướng dẫn của chúng tôi.

Cách ngăn ngừa nhiễm virus iKee cho iPhone

Đầu tiên bạn chạy chương trình Cydia, tìm kiếm và cài đặt ứng dụng tên MobileTerminal
Chạy chương trình Cydia trên iPhone để cài MobileTerminal
Chạy chương trình Cydia trên iPhone để cài MobileTerminal
Chạy chương trình Terminal mới vừa cài đặt (MobileTerminal), khi này bạn sẽ thấy một cửa sổ với các dòng lệnh:
Chạy chương trình Terminal trên iPhone
Chạy chương trình Terminal trên iPhone
  • Nhập vào login -> enter
  • Nhập tiếp root -> enter
  • Chương trình sẽ hỏi mật khẩu cũ, nhập vào alpine
  • Khi này bạn đã truy cập được vào thư mục gốc của iPhone (root), gõ tiếp passwd để đổi mật khẩu
  • Nhập mật khẩu cũ là alpine -> tiến hành đổi mật khẩu mới tùy ý của bạn.
Vậy là bạn đã thực hiện bước đổi mật khẩu gốc cho iPhone, từ nay không còn phải lo ngại máy mình bị nhiễm virus iKee.

Hướng dẫn cách tạo nhạc chuông cho iPhone sử dụng iTune


Hướng dẫn cách tạo nhạc chuông cho iPhone sử dụng iTune

Đầu tiên, bạn có phần mềm iTunes phiên bản 7.5 trở lên, tải tại trang web của Apple, một chiếc iPhone đã được cập nhập phiên bản 1.1.2 trở lên (không hỗ trợ 1.1.1 hay thấp hơn).

Hướng dẫn cách tạo nhạc chuông cho iPhone sử dụngiTune

Sau đó, bạn chạy phần mềm iTunes, kết nối iPhone với PC thông qua cáp kèm theo máy. Sau đó, chọn bài hát định dàng làm nhạc chuông.
Tiếp theo, bạn nghe nhạc, chọn lấy 30 giây nhạc bất kì mà bạn thích. Sau đó, nhấn phải lên bài nhạc đó, chọn Get Info
Nhấn phải lên bài nhạc đó, chọn Get Info
Nhấn phải lên bài nhạc đó, chọn Get Info
Cửa sổ Info của bài nhạc hiện lên, bạn nhập thời gian lúc bắt đầu và lúc kết thúc của bài nhạc, xong rồi nhấn ok. Bạn cũng có thể tăng âm lên cho nó bằng cái slider volume, hãy cẩn thận trong việc này, có thể nó sẽ làm rè tiếng khi bạn mở hết cỡ âm lượng trong điện thoại.
Cửa sổ Info của bài nhạc nhập thời gian lúc bắt đầu và lúc kết thúc
Cửa sổ Info của bài nhạc nhập thời gian lúc bắt đầu và lúc kết thúc
Sau khi đã hoàn tất, bạn quay trở lại iTunes, nhấn phải chuột lên bài nhạc vừa chỉnh sửa, chọn "Convert selection to AAC"
Nhấn phải chuột lên bài nhạc vừa chỉnh sửa, chọn "Convert selection to AAC"
Nhấn phải chuột lên bài nhạc vừa chỉnh sửa, chọn "Convert selection to AAC"
Sau khi chuyển đổi, bạn sẽ nhìn thấy có thêm 1 bài hát của bạn nằm dưới bài kia. Đây là bài nhạc mà bạn vừa cắt ra ở bước bên trên.
Đây là bài nhạc mà bạn vừa cắt ra ở bước bên trên
Đây là bài nhạc mà bạn vừa cắt ra ở bước bên trên
Lưu ý: nếu bạn xài HĐH Windows, bạn hãy nhấn chuột phải lên file và chọn "Open in windows explorer", tìm đến file đó, đổi tên phần mở rộng thành .m4r (Trên Windows Explorer, chọn Tool, Folder Options, bấm thẻ Views và bỏ chọn "Hide extensions for know types", nhấn OK và bây giờ bạn có thể đổi được phần đuôi của một file bất kỳ).
Còn nếu bạn xài MAC OS X, bạn hãy nhấn vô "Name and extension, xong rồi rename lại thành .m4r tương tự như Windows.
Đổi đuôi M4R và kéo vào iTunes, mục Ringtone
Đổi đuôi M4R và kéo vào iTunes, mục Ringtone
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn kéo bài nhạc đó vô trong iTunes, mục Ringtone. Cuối cùng, bạn hãy đồng bộ (sync) với iPhone của mình.
Đây là cách tạo nhạc chuông và đưa vào iPhone một cách dễ dàng. Từ nay, bạn không còn phải tốn tiền mua nhạc chuông từ iTunes Store nữa. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra những nhạc chuông theo ý thích của mình.

Cập nhật:

Bạn nào nhấn phải mà không thấy mục Convert to AAC là bởi vì khi cài đặt bạn chọn nhầm kiểu import theo chuẩn MP3, các bạn chỉ cần chỉnh lại chút xíu là được
Đầu tiên bạn mở phần setting ra, chọn phần Import Setting
Mở phần setting ra, chọn phần Import Setting
Mở phần setting ra, chọn phần Import Setting
Sau đó chọn Import Using AAC encoder và OK là xong thôi
Chọn Import Using AAC encoder và nhấn OK
Chọn Import Using AAC encoder và nhấn OK
Chúc bạn thành công, cách làm này vẫn làm tốt trên iPhone và iPhone 3G từ firm 1.1.4 cho đến 3.0 nhé các bạn