NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHIỆP
VỤ
<<
Cập nhật ngày 31/12/2007
9:35:9
Tìm hiểu các nguyên tắc phân
loại của bảng DDC
Theo sự chỉ đạo của Thư Viện
Quốc gia Việt Nam ,
toàn bộ hệ thống Thư Viện công cộng sẽ dần chuyển đổi phân loại Tài liệu theo
Khung Phân loại DDC nhằm giúp cho việc trao đổi và chia sẽ dữ liệu giữa các Thư
Viện được thống nhất. Thư Viện Đồng Nai trích đoạn nói về nguyên tắc phân loại
của ThS. Vũ Dương Thúy Ngà để cán bộ Phân loại cùng tham khảo và ứng dụng vào
công tác Phân loại
Trong cuốn Lam DEWEYDECIMAL
Classification của Mary Mortimer đã hệ thống hoá 24 nguyên tắc phân loại của
Bảng phân loại thập phân Dewey như sau:
1. Phân loại tài liệu vào vị
trí hữu dụng nhất;
2. Phân loại tài liệu theo
mục đích, ý định của tác giả đề cập trong tài liệu;
3. Trước tiên phân loại theo
môn loại, sau đó là hình thức của tài liệu. Nguyên tắc này không áp dụng cho
các tài liệu là tác phẩm văn học (Thơ, kịch, diễn văn, …);
4. Đối với tài liệu là tác
phẩm văn học, đầu tiên phân theo ngôn ngữ gốc sau đó đến thể loại, rồi mới đến
chủ đề tài liệu;
5. Phân loại tài liệu vào ký
hiệu cụ thể nhất phản ánh đúng nội dụng tài liệu;
6. Với tài liệu có hai hoặc
nhiều hơn hai môn loại thì môn loại nào được đề cập đến nhiều nhất sẽ phân loại
tài liệu theo chủ đề đó;
7. Nếu tài liệu có hai môn
loại được đề cập như nhau, không có sự chú trọng, giải thích hay giới thiệu thì
sẽ được phân loại cho môn loại nào có vị trí sắp xếp trước trong bảng phân
loại;
8. Nếu tài liệu gồm hai lĩnh
vực của cùng một môn loại thì phân vào mục cấp trên của hai lĩnh vực này trong
môn loại đó (Căn cứ vào trật tự của bảng);
9. Nếu tài liệu có ba hoặc
nhiều hơn ba môn loại đều là sự chia nhỏ của một môn loại mà không có sự nhấn mạnh vào một môn loại nhỏ nào thì
phân loại cho môn loại lớn;
10. Phân loại tài liệu có ba hoặc nhiều hơn ba môn loại
khác nhau vào mục tổng quát;
11. Tài liệu là tiểu sử, nhật
ký và hồi ký hoặc có thể phân loại cụ thể theo môn loại tài liệu hoặc phân loại
vào mục tiểu sử tổng quát;
12. Nhìn chung phân loại
chính theo môn loại sau đó theo vị trí địa lý;
13. Khi tài liệu có sự chia
nhỏ môn loại và phải lựa chọn giữa môn loại và vị trí địa lý thì phân loại theo
môn loại;
14. Nếu có một môn loại bao
trùm nhiều phần chi tiết (chia theo môn loại) thì định ký hiệu cho môn loại bao
trùm đó;
15. Nếu tài liệu đề cập đến
chủ đề nhỏ là chính (Chủ đề nhỏ có thể nằm trong chủ đề chính) thì định ký hiệu
cho chủ đề này;
16. Khi tài liệu có một chủ
đề được nhấn mạnh đặc biệt, có khả năng đại diện cho các chủ đề khác thì xác
định ký hiệu môn loại cho chủ đề này;
17. Khi chủ đề chính của lài
liệu không được phản ánh trong khung phân loại (Có thể đây là một chủ đề mới
chưa được cập nhật) thì phân loại tài liệu đó theo ký hiệu môn loại gần nhất
với chủ đề chính của tài liệu (những tài liệu dạng này trên thưc tế cũng không
hay gặp);
18. Khi tài liệu có hai chủ
đề mà có sự đối lập thì phân loại theo chủ đề phổ biến, thịnh hành và phù hợp
nhất với hiện tại;
19. Tài liệu đề cập hai mặt
tốt và xấu của một vấn đề được xếp vào mục của vấn đề đó;
20. Khi phân loại tránh áp
đặt quan điểm cá nhân, không đánh giá đúng bản chất vấn đề tài liệu đề cập và
chủ đề chính của tài liệu;
21 . Cán bộ phân loại phải
luôn có những lập luận, những lý do để phân loại tài liệu vào một mục cụ thể;
22. Phải luôn ghi nhớ những
quyết định và sự lựa chọn ký hiệu;
23. Nhất thiết phải tìm hiểu
bảng phân loại kỹ càng;
24. Sau khi phân loại phải
ghi lại những ký hiệu cho mỗi tài liệu trong mục lục hoặc trong ký hiệu xếp
giá.
Nếu phân tích 24 nguyên tắc
kể trên ta có thể phân chúng vào ba nhóm sau:
- Nhóm nguyên tắc phân loại
chung bao gồm 7 nguyên tắc: 1,2,3,4,5,6,7;
- Nhóm nguyên tắc đặt ra đối
với người cán bộ phân loại;
- Nhóm nguyên tắc phân loại
đối với những tài liệu có nhiều hơn một chủ đề.
Từ những nguyên tắc đó chúng
ta rút ra khi phân loại tài liệu trước tiên phải phân loại theo môn loại, sau
đó là hình thức của tài liệu (nguyên tắc này không áp dụng cho các tài liệu tác
phẩm văn học). Kế đó phải phân loại tài liệu vào vị trí hữu dụng nhất. Một tài
liệu có thề có một hay hơn một chủ đề khi phân loại phải ưu tiên xếp vào vấn đề
nào đó để tài liệu có được tần suất sử dụng cao nhất. Ngoài ra, khi phân loại
tài liệu cũng cần căn cứ vào mục đích, ý định của tác giả đề cập trong tài
liệu.
Đó cũng là những nguyên tắc
của nhiều bảng phân loại khác và có thể coi các nguyên tắc này là chung cho
phân loại tài liệu.
Về trình tự phân loại: ”Phân
loại chính theo môn loại sau đó theo vị trí địa lý”.
Đối với một số tài liệu đặc
biệt như tác phẩm văn học, tài liệu về tiểu sử, nhật ký và hồi ký có những
nguyên tắc phân loại cá biệt, cụ thể như: “Tài liệu là tiều sử, nhật ký và hồi
ký hoặc có thể phân loại cụ thể theo môn loại tài liệu hoặc phân loại vào mục
tiểu sử tổng quát”.
Các tác phẩm văn học, tác
phẩm mang tính văn học được phân loại vào lớp 800. Các tác phẩm văn học sẽ được
xử lý theo trật tự từ nguyên bản đến thể loại và cuối cùng là chủ đề. Riêng với
tài liệu về tiểu sử, nhật ký và hồi ký của các nhân vật có thật trong lịch sử
thì phải lựa chọn một trong hai ký hiệu theo nội dung tương ứng với môn loại
của tài liệu đó hoặc theo mục riêng về thân thế và sự nghiệp của các nhân vật
nổi tiếng.
Ví dụ: Cuốn sách viết về cuộc
đời và sự nghiệp của Anbe Anhxtanh sẽ có thể được định ký hiệu phân loại là:
“530.92”. Trong đó vật lý học có ký hiệu là 530 và tiều sử có ký hiệu là 092.
Đồng thời cũng có thể được
phân loại vào mục tiều sử tổng quát 925: Thân thế và sự nghiệp của các nhà hoạt
động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Phân vào mục nào thì người cán bộ phân loại
phải tự lựa chọn.
Để khắc phục sự bất cập không
thể tránh khỏi của bảng, DDC đã đưa ra một nguyên tắc rất đặc biệt: “Khi chủ đề
chính của tài liệu không được phản ánh trong khung phân loại thì phân loại tài
liệu đó theo ký hiệu môn loại gần nhất với chủ đề chính của tài liệu”. Trên
thực tế bất cứ bảng phân loại tài liệu nào cũng đều không tránh khỏi nguy cơ bị lỗi thời do sự gia tăng
không ngừng của tài liệu và các lĩnh vực tri thức mới. Nguyên tắc này cho phép
linh động xử lý các tài liệu viết về một vấn đề mới chưa có trong bảng.
Bên cạnh các nguyên tắc phân
loại chung, DDC cũng đặt ra một số nguyên tắc đối với người làm công tác phân
loại tài liệu. Dù trong môi trường thư viện truyền thống hay thư viện áp dụng
tự động hoá, công tác phân loại tài liệu vẫn do các cá nhân thực hiện, do đó để
đảm bảo tính thống nhất và khoa học người cán bộ phân loại cũng phải tuân theo
một số nguyên tắc nhất đinh. Cụ thể là:
“Khi phân loại, tránh áp đặt
tài liệu theo quan điểm cá nhân, không đánh giá đúng bản chất vấn đề tài liệu
đề cập và chủ đề chính của tài liệu”. Thực hiện nguyên tắc này buộc người cán
bộ phân loại luôn luôn đảm bảo tính khách quan khi xem xét phân tích nội dung
của tài liệu và xác định chủ đề chính. Ngoài ra, người cán bộ phân loại cũng
thực hiện một số nguyên tắc khác không kém phần quan trọng như: Cán bộ phân
1oại phải có những lập luận lý do để phân loại tài liệu và bảo vệ kết quả phân
loại đó là chính xác; phải luôn luôn ghi nhớ nhũng quyết định và sự chọn lựa ký
hiệu phân loại; nhất thiết phải tìm hiểu bảng phân loại kỹ càng và ghi lại ký
hiệu phân loại cho tài liệu.
Công tác phân loại ở nước
ngoài chủ yếu được áp dụng để tổ chức
kho sách vì vậy theo quy định của bảng DDC mỗi tài liệu chủ yếu được gán một ký
hiệu phân loại.
Về mặt này DDC khác với một
số bảng phân loại khác, chẳng hạn như bảng phân loại 19 lớp hay bảng BBK, người
ta có thể phản ánh lặp lại nội dung của tài liệu ở các kí hiệu phân loại khác
nhau (có thể có tối đa hai hoặc ba kí hiệu). Từ thực tế này, DDC đã đặt ra một
số nguyên tắc phân loại đối với các tài liệu nhiều hơn một chủ đề.
“Nếu tài liệu bao gồm hai
lĩnh vực của cùng một môn loại thì phân loại vào mục cao hơn của hai lĩnh vực
của môn loại đó (căn cứ vào trật tự của bảng)”. Thực tế hai lĩnh vực nhỏ của
môn loại này được xác định theo chủ đề gồm 2 chủ đề khác nhau nhưng khi định kí
hiệu phân loại thì chỉ chọn chủ đề chung ở mức độ bao gồm cả hai lĩnh vực này
và có trật tự kí hiệu đến trước kí hiệu của hai lĩnh vực nhỏ.
“Nếu tài liệu bao gồm hai chủ
đề có nội dung trật tự các chủ đề ngang nhau, không có sự hay giải thích cụ thể
cho chủ đề thì sẽ định kí hiệu cho chủ đề có trình tự môn loại sắp xếp trước
trong bảng phân loại”.
Ví dụ: Tài liệu có nội dung
về toán học và vật 1ý học sẽ được xác định ký hiệu là 510 vì 510 đứng trước 530
trong bảng phân loại.
Trong những trường hợp tài
liệu có hai chủ đề nhưng hai chủ đề đó có sự đối lập, mâu thuẫn, bài trừ lẫn
nhau thì định ký hiệu cho chủ đề phổ biến thịnh hành và phù hợp nhất với hiện
tại.
Đối với tài liệu có hai hoặc
nhiều hơn hai chủ đề cùng đồng tình hay phản đối một vấn đề cụ thể, một môn
loại hay vừa đồng tình vừa phản đối… thì ta sẽ định ký hiệu cho vấn đề chính
được đề cập.
Theo cách phân loại thông
thường ở Việt Nam
(như BPL19 lớp) thì những tài liệu có 4 chủ đề trở lên đều được phân loại cho
chủ đề tổng quát. Còn với bảng DDC có hai nguyên tắc cụ thể đề phân loại những
tài liệu này là:
“Nếu tài liệu có ba hoặc
nhiều hơn ba môn loại, những môn loại này đều là đề mục nhỏ của một môn loại
lớn hơn mà không có sự nhấn mạnh vào môn loại nhỏ nào thì phân loại đề mục cấp
trên”.
“Nếu tài liệu có 3 hoặc nhiều
hơn 3 môn loại khác nhau thì phân loại vào mục tổng quát”.
Từ việc xem xét những nguyên
tắc của DDC, chúng ta cũng có thề tham khảo và vận dụng khi phân loại các tài
liệu ở Việt Nam .
Để hướng tới việc thống nhất và chuẩn hoá trong công tác phân loại, nên chăng,
các cơ quan có trách nhiệm biên soạn các bảng phân loại cần tham khảo các
nguyên tắc của DDC để đặt ra những nguyên tắc thống nhất khi ban hành các bảng
phân loại của mình.
Ths. Vũ Dương Thuý Ngà
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trích trong Tạp chí TT&TL
số 3/2003
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét