Trường Đại Học Văn Hóa TP. Hồ Chí
Minh
Lớp: Đại học Khoa học Thư viện
Tên: Nguyễn Hoàn Ngọc Nhân
Bài tiểu luận
Môn: Lịch sử sách và thư viện
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, sự nghiệp
Thư viện Việt Nam
đã có những bước phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, sự
phát triển này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của toàn xã hội. Người dân vẫn ít đến
thư viện đọc sách, văn hóa đọc của người Việt đang đi xuống dần. Công nghệ
thông tin phát triển đem lại những thuận lợi cho sự phát triển thư viện, nhưng
bên cạnh đó cũng đem lại những thách thức vô cùng to lớn. Trong bài viết này,
tôi đi sâu phân tích những hạn chế yếu kém của các thư viện ở Việt Nam ,
chỉ ra những lý do khiến người dân ít đến thư viện đọc sách, để từ đó nêu ra
những giải pháp khắc phục làm tăng hiệu quả hoạt động của thư viện. Đây cũng
chính là ý nghĩa của xu hướng phát triển của sự nghiệp thư viện.
1. Thực trạng của sự nghiệp thư viện
Việt Nam
hiện nay
1.1.
Những thành tựu phát triển
- Theo số liệu của Vụ Thư viện, tính
đến cuối năm 2010, cả nước đã hình thành mạng lưới thư viện rộng khắp, bao gồm:
gần 18.000 thư viện, tủ sách công cộng; hơn
400 thư viện đại học và cao đẳng; gần 1.000 thư viện, tủ sách trong lực lượng
vũ trang; hơn 80 thư viện chuyên ngành; và gần 25.000 thư viện trường học phổ
thông…Tương đương với số lượng thư viện, tủ sách đó, chúng ta có hơn 30.000 cán
bộ thư viện trình độ từ sơ cấp tới cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo cơ
bản trong nước và nước ngoài.
- Từ một cơ sở đào tạo cán bộ thư viện bậc
đại học duy nhất (Đại học Văn hóa Hà Nội), đến nay cả nước đó có nhiều trường
đào tạo cử nhân thư viện, trong đó 3 trường có đào tạo thạc sĩ , riêng trường đại học Văn hóa Hà Nội được
giao nhiệm vụ đào tạo bậc tiến sĩ. Ngoài ra, chúng ta cũng có vài chục trường
văn hóa – nghệ thuật ở các tỉnh đào tạo cán bộ trung cấp và cao đẳng thư
viện.
- Hành lang pháp lý cần thiết cho ngành
thư viện phát triển đã được hình thành với hàng loạt các văn bản pháp quy. Sau
10 năm Pháp lệnh Thư viện được ban hành, hiện nay chúng ta đang chờ Luật Thư
viện được thông qua trong năm 2012. Song song với sự phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước về thư viện
cũng đã được kiện toàn. Các thư viện đã được tổ chức theo những mô hình thích
hợp để thống nhất quản lý, chỉ đạo theo phương hướng: “thống nhất, chuẩn hóa,
chia sẻ và hội nhập”. Việt Nam
đó thành lập Hội Thư viện làm “nơi tập hợp những ý tưởng, khát vọng, chia sẻ
kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm, là diễn đàn dân chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của cán bộ thư viện…”
- Công nghệ thông tin trong nước phát
triển mạnh mẽ, đó tạo điều kiện rất thuận lợi để ngành thư viện tiếp cận, tranh
thủ khai thác hạ tầng cơ sở thông tin và trình độ công nghệ thông tin của nhân
dân để phát triển thư viện nhanh hơn theo hướng
hiện đại hóa, điện tử hóa - xu hướng chung của thư viện thế giới hiện nay.
1.2 Những hạn chế
- Hạn chế lớn nhất của ngành Thư viện Việt Nam
lúc này là người dân ít sử dụng thư viện
- Cơ sở vật chất của các thư viện vẫn chưa đồng đều
- Trình độ thực tế của Cán bộ thư viện vẫn chưa cao so
với các nước trên thế giới
- Lương của người cán bộ thư viện vẫn tương đối thấp
hơn các ngành khác.
2. Những thách thức của
ngành thư viện Việt nam
2.1. Thách thức nảy sinh từ việc phát triển của công nghệ
thông tin
Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã và đang làm
phong phú tài liệu đọc, từ tài liệu giấy đã phát triển sang tài liệu điện tử,
từ đọc sách nay sang đọc trên máy tính và có thể đọc ở bất cứ đâu miễn là nơi
đó có mạng thông tin… Một bộ phận rất lớn người dân, đặc biệt lớp trẻ đang mất
dần thói quen đọc sách báo. Học sinh ngày nay thích chơi game trên máy tính hơn
là đến thư viện đọc sách. Văn hóa nghe nhìn đang lấn át văn hóa đọc. Các thư
viện đang mất dần bạn đọc.
2.2. Thách thức mới
nảy sinh từ sự hội nhập quốc tế của đất nước
Trong xu thế chung, ngành thư viện Việt Nam
tất yếu cần tăng cường giao lưu, hội nhập với thư viện thế giới. Để chính thức
hội nhập quốc tế, trong lĩnh vực thư viện, chúng ta cũng cần tuân thủ theo các
luật chung, cụ thể là việc áp dụng các chuẩn quốc tế, như: DDC, AACR2, MARC.21
và sắp tới có thể sẽ là RDA v.v. Đây là một thách thức, đòi hỏi cán bộ thư viện
phải dũng cảm đoạn tuyệt cái cũ để bước sang chặng đường mới. Chúng ta phải học
lại những điều tưởng như đơn giản nhất trong nghiệp vụ thư viện. Trước sự gia
tăng vốn tài liệu giấy, điện tử, online … bằng tiếng Anh và nhu cầu giao lưu
với bè bạn quốc tế ngày
càng lớn, trình độ ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh đang là một đòi hỏi cấp
bách đối với cán bộ thư viện. Hiện nay, có quá ít số cán bộ thư viện nước ta có
đủ khả năng giao tiếp tối thiểu với bạn đọc là người nước ngoài.
2.3
Thách thức từ yêu cầu của thời kỳ
kinh tế thị trường
Xã hội không đòi hỏi ngành thư viện
làm ra của cải vật chất như các doanh nghiệp nhưng xã hội đòi hỏi gắt gao hơn
tính hiệu quả trong hoạt động thư viện. Ví dụ, thư viện với tư cách người lính
tiên phong sẽ làm gì để góp phần chấn hưng văn hóa đọc? Làm sao để học sinh mê
đọc sách hơn mê chơi game? Thư viện trong các trường đại học sẽ đổi mới như thế
nào để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ? Hàng năm, các thư viện phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học ra sao? Trên mặt trận “tam nông”, mạng lưới thư viện công cộng sẽ làm
gì để góp sức cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển ? Làm sao để
cán bộ thư viện được đào tạo trong nước từng bước tiếp cận với chất lượng đào
tạo trong khu vực ?
2.4
Thách thức từ chất lượng cán bộ
Theo tôi chất lượng cán bộ vẫn đang
là sự thách thức lớn nhất của ngành thư viện Việt Nam . Cán bộ thư viện nước ta nói
chung đang rất cần được hâm nóng nhiệt tình, cần được nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, cần rèn luyện để nâng cao tính năng động, sáng tạo, thích ứng với yêu
cầu của thời kỳ mới, cần được bồi dưỡng sâu hơn, cao hơn về kĩ năng nghiệp vụ,
trình độ ngoại ngữ, tin học…
Theo suy nghĩ của cá nhân, hiện nay
nguyên nhân chính của việc người dân ít đến thư viện đọc sách, văn hóa đọc kém
phát triển là do hệ thống thư viện trường học hiện nay hoạt động không hiệu quả. Bởi vì: thói quen đọc sách phải được rèn luyện từ khi còn bé.
Nhưng trong 18 năm học ở nhà trường phổ thông học sinh đã không có thói quen đọc sách thì
làm sao khi lớn lên họ thích đọc sách. Khi họ có con, họ không dạy cho con mình cách tìm thông tin, kiến thức trong sách thế là các em nhỏ lại tiếp tục một
vòng tuần hoàn của cha mẹ chúng. Cứ như thế thì ngày càng làm cho ngành thư viện Việt Nam từ từ đi xuống.
Ta có thể nêu một vài nguyên nhân
khiến thư viện trường học kém phát triển:
- Đầu tiên phải kể đến là do tư duy lãnh đạo. Hiện nay ngành thư viện chúng ta được đầu tư giống như là việc xây nhà từ trên nóc xây xuống. Ta đang tập trung phát triển, xây dựng hệ thống thư viện các trường Đại học, thư viện tỉnh rất hiện đại mà bỏ quên tầm quan trọng của hệ thống thư viện trường học.
- Đầu tiên phải kể đến là do tư duy lãnh đạo. Hiện nay ngành thư viện chúng ta được đầu tư giống như là việc xây nhà từ trên nóc xây xuống. Ta đang tập trung phát triển, xây dựng hệ thống thư viện các trường Đại học, thư viện tỉnh rất hiện đại mà bỏ quên tầm quan trọng của hệ thống thư viện trường học.
-
Trong
trường học, Thư viện thường không được xem trọng, sách báo không được đầu tư
nhiều, kho sách nghèo nàn lạc hậu. Đa số các trường đều lấy phòng học làm thư
viện.
-
Nhiều
trường còn đem giáo viên ra làm thư viện
-
Chương
trình học của nước ta chưa khuyến khích học sinh tự tìm tài liệu tự học, tự nghiên
cứu
-
Theo
tôi một điều quan trọng nữa là lương của người cán bộ thư viện trường học. Mặc
dù luôn hô hào đầu tư cho thư viện trường học nhưng lương của CBTV thì thấp, ở tỉnh của tôi CBTV còn không được hưởng phụ cấp đọc hại. Cùng làm
việc trong một ngôi trường mà chế độ lương bị so sánh, không được quan tâm dẫn
đến việc không thích thú khi làm việc. CBTV làm việc chỉ cho qua ngày, không
quan tâm việc học sinh hay giáo viên có vào thư viện hay không. Hiện nay game
online lại càng phát triển do vậy chẳng học sinh nào còn muốn đến thư viện, có
chăng là vài học sinh giỏi đến để mượn sách học nâng cao.
Vì vậy, theo tôi xu hướng phát triển
của sự nghiệp thư viện Việt Nam
là phải ưu tiên phát triển hệ thống thư viện trường học trong cả nước
3. Xu hướng phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam hiện nay
Như đã viết ở trên, tôi
cho rằng cần cần quan tâm xây dựng thư viện trường học thành thư viện
hiện đại chứ không riêng gì thư viện công cộng, thư viện các trường đại học, cao đẳng,... Ý
nghĩa Thư viện hiện đại là đầy đủ hơn, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin
chỉ là một nội dung rất cơ bản. Khái niệm hiện đại ở đây bao hàm cả việc xây
dựng cơ sở vật chất, công tác tổ chức,
quản lý và cả những khâu công tác truyền thống của thư viện. Trước mắt, chúng
ta cần tập trung xây dựng các thư viện hiện tại trở thành thư viện điện tử và
tiến tới liên kết, hình thành mạng lưới thư viện điện tử trong khu vực Huyện.
Ðể thực hiện định hướng
này, đối với từng thư viện cần giải quyết các vấn đề lớn sau: Trước hết là
vấn đề nhận thức và cán bộ. Tiếp thu một
vấn đề
mới không phải lúc nào, nơi nào cũng suôn sẻ. Ðằng này, khi bước vào xây
dựng thư viện điện tử, chúng ta phải
chấp nhận một cuộc thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực, từ hình thức tới nội
dung, từ nội dung đến phương pháp, chắc chắn sẽ không đơn giản. Cần đồng tâm, nhất trí và quyết tâm
cao mới có thể thành công. Phải dứt khoát coi đây là con đường duy nhất, không
có sự lựa chọn nào khác để tồn tại và
phát triển của mạng lưới Thư viện
Trên bình diện toàn quốc,
cần nêu mấy yêu cầu chung trong quá trình phát triển của các thư viện. Những
vấn đề sau đây sẽ thuộc về trách nhiệm tổ chức thực hiện
của các thư viện đầu ngành, các đơn vị Chủ tịch liên hiệp thư viện các khu
vực :
Ðó là vấn đề : "Thống nhất, chuẩn hoá, hội
nhập".
Thống nhất: Trước hết là sự thống nhất trong chỉ đạo nghiệp vụ. Sau nữa, là sự thống nhất nghiệp vụ trong từng mạng lưới dưới sự điều hành của các thư viện đứng đầu. Vì sự thống nhất, có khi, có thư viện phải thay đổi một số công đoạn nghiệp vụ, tôi thiết nghĩ các đơn vị đó cũng cần dũng cảm thực hiện vì sự thống nhất chung của cả mạng lưới.
Chuẩn hoá: Sự thống nhất chỉ có thể đạt được trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực về nghiệp vụ. Ở đây, vì mục tiêu chiến lược lâu dài, chúng ta cần nhất trí trong việc lấy một số thành tựu tiêu biểu về nghiệp vụ thư viện quốc tế làm chuẩn mực để tiếp cận. Như: Hướng tới việc sử dụng bảng phân loại DDC ; Hướng tới việc biên mục theo AACR2; Hướng tới việc sử dụng MARC 21.
Thống nhất: Trước hết là sự thống nhất trong chỉ đạo nghiệp vụ. Sau nữa, là sự thống nhất nghiệp vụ trong từng mạng lưới dưới sự điều hành của các thư viện đứng đầu. Vì sự thống nhất, có khi, có thư viện phải thay đổi một số công đoạn nghiệp vụ, tôi thiết nghĩ các đơn vị đó cũng cần dũng cảm thực hiện vì sự thống nhất chung của cả mạng lưới.
Chuẩn hoá: Sự thống nhất chỉ có thể đạt được trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực về nghiệp vụ. Ở đây, vì mục tiêu chiến lược lâu dài, chúng ta cần nhất trí trong việc lấy một số thành tựu tiêu biểu về nghiệp vụ thư viện quốc tế làm chuẩn mực để tiếp cận. Như: Hướng tới việc sử dụng bảng phân loại DDC ; Hướng tới việc biên mục theo AACR2; Hướng tới việc sử dụng MARC 21.
Hội nhập: Các phần mềm thư viện có khả năng kết nối internet để
hội nhập rộng rãi với cộng đồng thư viện. Các thư viện trường học thường có ít kinh phí bổ sung sách. Vì vậy, việc mượn liên thư viện sẽ tiết kiệm kinh phí rất lớn.
Để phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam thì chúng ta cần phải có những CBTV có trình độ nghiệp vụ cao, tinh thần yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp thư viện. Hiện nay, đầu vào ngành thư viện thường lấy điểm không cao, nhiều cán bộ thư viện có trình độ Đại học không chính qui. Ngành thư viện chưa thu hút được nhân tài theo học. Vì vậy trong tương lai, ta cần quan tâm về mặt chính sách cho đội ngũ CBTV. Bởi vì, họ là linh hồn của thư viện. Thư viện có phát triển được hay không đều do nơi họ có trình độ cao và nhiệt tình với công việc hay không. Thư viện phát triển, văn hóa đọc phát triển sẽ kéo theo sự phát triển rất lớn về mặt văn hóa, giáo dục,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét